Những lưu ý không thể bỏ qua trước khi quyết định Niềng Răng tại Hải Phòng

Ngày đăng: 03-12-2019 |

Niềng răng là 1 phương pháp chỉnh nha đòi hỏi thời gian lâu vả phải được thực hiện bởi nha khoa uy tín để tránh các hậu quả nguy hiểm sau này. Trước khi quyết định niềng răng tại Hải Phòng bạn nên tham khảo 4 lưu ý dưới đây trước khi quyết định có nên niềng răng hay không.

Lưu ý 1: Nghiên cứu tình trạng răng của mình

 

1. Răng chen chúc hoặc lệch lạc- Hay còn gọi là khấp khểnh.

Đây là dấu hiệu đơn giản nhất để xác định liệu bạn có cần niềng răng không. Nó sẽ trông như răng của bạn lệch hẳn sang một bên, hoặc chồng chéo lên nhau, răng nhô ra đáng kể so với các răng khác.

  • Để xác định xem răng của bạn có chen chúc nhau không, bạn có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa. Nếu chỉ tơ nha khoa khó trượt vào 2 kẽ răng điều đó có nghĩa là răng của bạn có thể hơi “khăng khít” nhau quá.

2. Hiểu được sai lệch khớp cắn ảnh hưởng tới bạn như thế nào?

Răng quá đông đúc hay quá gần sát nhau sẽ gây ra khó khăn ngay cả đối với các chuyên gia nha khoa để làm sạch chúng đúng cách. Sự tích tụ của mảng bám trên răng có thể gây mòn bất thường men răng, gây ra sâu răng, và bệnh nướu răng. Bệnh nướu răng là một trong những yếu tố hàng đầu trong sự phát triển của viêm nha chu và bệnh nhân có tình trạng răng đông đúc có nguy cơ cao mắc  bệnh này.

  • Có rất nhiều lí do gây ra tình trạng hàm răng khấp khểnh hay chen chúc. Đối với một số người, xương hàm của họ chỉ đơn giản là quá nhỏ để chứa tất cả các răng theo đúng cách. Gây ra màu răng dễ thay đổi và mọc sát nhau. Điều này thường xảy ra do tính di truyền từ cha, mẹ hoặc cả hai.
  • Những người khác có thể vì lí do răng khôn của họ phát triển và khiến cho các răng phía trước bị khấp khểnh vì chân và xương răng đó yếu hơn những chiếc răng hàm.

3. Răng quá thưa nhau

Nếu như răng quá “đông đúc” không phải là tình trạng của bạn. Thì hãy nghiên cứu tình huống răng quá thưa nhau vì mất răng, các răng quá nhỏ, hoặc có những khoảng trống lớn giữa các răng.  Điều này cũng có thể làm giảm sự hoạt động của các khớp  cắn và hàm của bạn. Khoảng cách là một trong những vấn đề phổ biến hơn có thể được giải quyết bằng niềng răng

4. Kiểm tra Khớp cắn

Khi bạn cắn xuống, hai hàm răng nên khít lại với nhau.  Nếu có khoảng cách đáng kể giữa răng trên và răng dưới hoặc nếu răng hàm trên hoặc dưới của bạn nhô ra đáng kể so với hàm dưới, thì chắc chắn bạn có vấn đề về khớp cắn và cần phải được khắc phục bởi phương pháp niềng răng.

  • Răng hàm trên mở rộng qua các răng hàm dưới khi bạn cắn xuống, tạo thành KHỚP CẮN SÂU (Overbite)
  • Hàm răng dưới mở rộng qua các răng hàm trên khi bạn cắn xuống tạo thành KHỚP CẮN NGƯỢC (Under Bite)
  • Ngoài ra còn có một trường hợp khác khi bạn cắn xuống, răng cửa dưới của bạn không chạm vào răng cửa phía trên để lại một khoảng không gian gọi là răng HÔ (over jet teeth)
  • Khi cắn 2 hàm lại với nhau thì hàm trên cắn vào bên trong của hàm dưới dẫn đến KHỚP CẮN CHÉO có thể dẫn đến sự bất đối xứng trên khuôn mặt.

5. Hiểu đước khớp cắn răng ảnh hưởng như thế nào tới bạn?

  • Khi khớp cắn răng  lệch, cơ hội cho các mảng bám từ thức ăn phát triển. Cao răng mảng bám là môi trường tuyệt vời để vi khuẩn gây các bệnh viêm nha chu, viêm nướu răng, hôi miệng, sâu răng, và thậm chí mất răng.  Việc đánh răng để làm sạch rất khó khăn.
  • Lệch cắn cũng có thể gây khó khăn trong việc nhai, có thể dẫn đến hàm đau và thậm chí khó chịu đường tiêu hóa.
  • Khớp cắn sâu quá lớn sẽ khiến cho răng cửa ở hàm trên gây tổn thương tới nướu ở hàm trên, dẫn tới tình trạng ăn nhai khó khăn.

Lưu ý 2: Cân nhắc tới những biểu hiện khác

 

1. Xác định xem bạn có thức ăn bị mắc kẹt trong răng không?

Thức ăn thường xuyên bị mắc kẹt trong răng của bạn là nơi trú ẩn của vi khuẩn có thể dẫn đến bệnh nướu và sâu răng. Niềng răng có thể giúp loại bỏ những khoảng trống giữa các răng ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh từ những mảng thức ăn còn sót lại.

2. Mùi hơi thở của bạn.

Hôi miệng kéo dài, thậm chí sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch. Đấy có thể là một dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đang bị mắc kẹt giữa hàm răng khấp khểnh hay đông đúc. Viêm nhiễm sẽ dẫn đến có mủ ở nướu răng.

3. Nghe cách bạn nói.

Nếu bạn nhận thấy bạn bị ngọng, nó có thể là kết quả của việc sai lệch khớp cắn, hoặc răng không đều. Niềng răng có thể giúp loại bỏ phát âm ngọng bằng cách sắp xếp đúng  răng và hàm của bạn

4. Xem xét liệu bạn có bị đau hàm thường xuyên không?

Nếu hàm của bạn bị lệch, nó có thể đặt thêm những áp lực lên các khớp thái dương của bạn. Nếu bạn thường xuyên gặp đau nhức hoặc đau ở khu vực này, bạn có thể cần niềng răng để chỉnh đúng hàm của bạn và sửa lại khớp cắn của mình.

Lưu ý 3: Cân nhắc sử dụng phương pháp Niềng Răng

1. Hãy suy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn niềng răng.

Có nhiều lý do khiến một người quyết định đi niềng răng. Đôi khi, nó chỉ đơn thuần là một quyết định mang tính thẩm mỹ. Nhiều người quan điểm rằng: “Cái răng cái tóc là góc con người” và không có gì sai trái với mong muốn sở hữu một nụ cười trắng như ngọc trai, và đều như hạt bắp. Tuy nhiên, cũng có những lý do liên quan trực tiếp tới sức khỏe để quyết định xem xét có nên niềng răng hay không.

2. Hãy xác định sẵn sàng tâm lý sống cùng với phương pháp điều trị trong một khoảng thời gian

Nếu bạn là một người trưởng thành, bạn sẽ cần phải đeo niềng răng tới bất cứ nơi nào trung bình khoảng 12-24 tháng ( tùy thuộc vào tình trạng răng của từng người)

Hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên sẽ cần phải mang niềng răng trong khoảng 2 năm.  Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng cho một cam kết lâu dài.
Người lớn có thể cần phải đeo niềng răng dài hơn trẻ em và thiếu niên. Ngoài ra, do xương mặt người lớn đã ngừng phát triển, niềng răng không thể phát huy hết được hiểu quả trong một số điều kiện.

3. Nói chuyện với những người bạn đã và đang niềng răng.

Hãy lắng nghe những kinh nghiệm từ một người đã và đang niềng răng để tìm kiếm sự hỗ trợ của họ về những thắc mắc của bạn để xác định xem niềng răng có phù hợp với bạn không.

4. Hỏi bác sĩ chuyên khoa về phương pháp bọc răng sứ

Nếu răng của bạn không khấp khểnh hay chen chúc, thì bọc răng sứ có thể là phương pháp thứ 2 bạn có thể cân nhắc. Bọc răng sứ có thể cải thiện vẻ thẩm mỹ của bạn ngay lập tức mà răng của bạn vẫn trông thẳng và trắng thậm chí đem lại cho bạn một nụ cười hoàn hảo.

Xem thêm: Nha Khoa Nào Tốt Nhất Hải Phòng

Lưu ý 4: Hỏi chuyên gia về phương pháp niềng răng

1. Hãy hỏi nha sĩ những câu hỏi xoay quanh vấn đề niềng răng.

Ví dụ: niềng răng là gì?, niềng răng trong bao lâu? Chi phí niềng răng? Niềng răng có đau không?

Đầu tiên, Các bác sĩ sẽ giải thích cho bạn về phương pháp điều trị, sau đó họ có thể chụp X-quang và thực hiện các bài kiểm tra vết cắn. Điều này sẽ giúp bạn xác định xem bạn cần phải điều trị theo lộ trình như thế nào.

Bác sĩ cũng có thể cho bạn biết tình trạng răng của bạn là sai lệch nhẹ hay nặng để từ đó xác định chi phí niềng răng với trường hợp của bạn.

2. Hiểu được các loại niềng răng đang có sẵn hiện nay.

Tùy thuộc vào ngân sách mà bạn có, nhu cầu của nha khoa, và sở thích thẩm mỹ của bạn, bạn có thể chọn các thiết bị chỉnh hình răng:

– Niềng răng mắc cài kim loại tiêu chuẩn thường là lựa chọn ít tốn kém nhưng vẫn có hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy nó hơi mất tính thẩm mỹ.
– Niềng răng mắc cài sứ rõ ràng gần giống với mắc cài kim loại nhưng đặc điểm của mắc cài sứ có màu giống màu răng do đó ít bị chú ý. Chúng đem lại một chút ít hiệu quả về thẩm mỹ hơn so với niềng răng kim loại. Chúng cũng thường có giá cao hơn mắc cài kim loại.
– Niềng răng vô hình hoàn toàn khác so với niềng răng truyền thống. Loại phổ biến nhất hiện nay là công nghệ Invisalign. niềng răng Invisalign là một loại khay tùy chỉnh được đeo để chuyển dần răng vào vị trí. Và bạn cần có nhiều bộ khay đeo vào để dần dần di chuyển răng nên bạn sẽ cần một kế hoạch tái khám thường xuyên hơn. Niềng răng Invisalign là lựa chọn đắt tiền nhất và có tính thẩm mỹ tốt nhất, vì rất ít người phát hiện bạn đang niềng răng. Tuy nhiên chúng không tỏ ra hiểu quả đối với các vấn đề về khớp cắn khó xử lý.

3. Tham khảo ý kiến bác sĩ chỉnh răng của bạn về việc vệ sinh răng miệng khi niềng răng.

Nếu bạn quyết định niềng răng, bạn sẽ cần phải chăm sóc thêm răng của bạn để ngăn ngừa bệnh nướu răng, sâu răng…
Hãy ý thức rằng sẽ gặp khó khăn hơn nhiều để làm sạch răng đúng cách khi bạn đang mang niềng răng, đặc biệt là mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ vì chúng cố định với hàm răng của bạn.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ rangthammyhaiphong.com để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


Bảo mật thông tin

Ngày đăng: 30-05-2018 | Admin

Tại Nha Khoa Hoàn Mỹ, thông tin về bệnh nhân luôn được giữ kín tuyệt đối, không để lộ bất cứ thông tin nào về khách hàng nếu chưa được sự đồng ý cung cấp thông tin từ phía khách hàng

Giải đáp những thắc mắc khi lấy cao răng ở Hải Phòng

Ngày đăng: 20-05-2019 |

Lấy cao răng tại Hải Phòng hiện nay đã không còn xa lạ với hầu hết người dân. Nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý 1 số vấn đề sau nếu muốn răng bền đẹp hơn sau khi thực hiện.

Làm răng sứ thẩm mỹ tại Hải Phòng ở đâu đẹp nhất?

Ngày đăng: 22-05-2019 |

Bạn đang tìm một phòng khám răng Hải Phòng chuyên làm răng sứ thẩm mỹ đẹp và uy tín? Nhưng giữa nhiều địa chỉ nha khoa trên đại bàn đâu mới là nơi bạn nên "chọn mặt gửi vàng"?

Phòng khám nha khoa uy tín nhất Hải Phòng

Ngày đăng: 24-05-2019 |

Bạn đang muốn tìm 1 phòng khám răng uy tín tại Hải Phòng nhưng giữa rất nhiều nha khoa trên địa bàn thành phố đâu mới là nơi tốt nhất?

BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Ngày đăng: 28-05-2019 |

90% trẻ em bị sâu răng trong độ tuổi 3-15. Tình trạng này trở thành vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh sâu răng ở trẻ để biết cách phòng tránh và bảo vệ hàm răng cho con yêu nhé.