ÁP XE RĂNG UỐNG THUỐC GÌ? NÊN ĐIỀU TRỊ ÁP XE RĂNG TẠI NHÀ HAY ĐẾN NHA KHOA?

Ngày đăng: 12-11-2019 |

“Áp xe răng” là thuật ngữ nha khoa quen thuộc với chúng ta bởi không ít người gặp tình trạng bệnh lý này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết áp xe răng uống thuốc gì? Nên điều trị áp xe răng tại nha hay đến nha khoa sẽ tốt hơn? Chính vì vậy, chúng ta thường có những lầm tưởng khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin nghiêm túc giúp bạn có thể tự chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân và gia đình.

ÁP XE RĂNG LÀ GÌ?

Áp xe răng là một túi mủ có thể hình thành ở các bộ phận khác nhau của răng do nhiễm trùng vi khuẩn. Bệnh áp xe răng là do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng gây ra mủ chân răng hay nướu răng.

Áp xe răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ, khiến men răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, nhiễm trùng răng, gây áp xe răng. Khi mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây những cơn đau dữ dội, đôi khi có thể lan ra tai hoặc cổ.

ÁP XE RĂNG UỐNG THUỐC GÌ? NÊN ĐIỀU TRỊ ÁP XE RĂNG TẠI NHÀ HAY ĐẾN NHA KHOA? ảnh 1

Hình ảnh khách hàng tại nha khoa uy tín ở hải phòng

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA ÁP XE RĂNG

Để hạn chế những biến chứng do bệnh áp xe răng mang lại, khi thấy các triệu chứng như: đau răng; nhai đau; nhạy đau, ê răng lúc nóng hoặc lạnh; vị đắng trong miệng; hơi thở hôi; có thể nóng, sốt; sưng hạch cổ; người không khỏe, mệt mỏi; hàm trên hoặc hàm dưới sưng; cắn chặt hoặc ngậm miệng chặt lại cũng làm đau nhiều hơn; nướu răng có thể sưng và đỏ và mủ đặc chảy ra… thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Bệnh áp xe răng nếu được điều trị sớm thì ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, biến chứng có thể xảy ra khi áp xe không được điều trị hoặc điều trị không triệt để:

- Viêm mô tế bào lan tỏa ngách hành lang, áp xe ở vòm miệng, ở sàn miệng (vi khuẩn từ một áp xe răng tấn công xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm; trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp, gây ngạt thở dẫn đến tử vong).

- Áp xe ngoài mặt như: áp xe má và vùng dưới hàm, viêm tấy lan rộng sàn miệng, viêm tấy lan rộng hố thái dương.

- Tình trạng nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (có thể xảy ra khi vi khuẩn từ một áp xe răng qua các mạch máu đến tim, gây nhiễm trùng và có thể đe dọa tính mạng), áp xe não (vi khuẩn có thể lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu, gây nhiễm trùng não và có thể dẫn đến hôn mê). 

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ ÁP XE RĂNG

Như vậy, việc điều trị áp xe răng không đơn giản như nhiều người vẫn thường nghĩ. Có thể ai đó cho rằng, uống thuốc kháng sinh không theo đơn cũng không sao, có thể do thể trạng bạn tốt và tương thích được với thuốc, tuy nhiên, không phải thể trạng của mọi người đều như nhau. Vì vậy, khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa là bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nhờ tư vấn trực tiếp tại đây người có chuyên môn để được hỗ trợ. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm một chút:

+ Bạn tốt hơn hết nên có ý thức bảo vệ bản thân và phòng bệnh, chứ không phải có bệnh rồi mới chữa. Ăn uống hợp lý, ít ăn vặt và đồ ngọt, hạn chế sử dụng nước ngọt, chất kích thích, … hạn chế hút thuốc lá, và vệ sinh răng miệng đúng cách tối thiểu 2 lần/ ngày ( sau khi ăn và trước khi đi ngủ). Và đặc biệt, bạn nên tìm hiểu bị áp xe răng kiêng ăn gì để phòng tránh và biết cách vệ sinh răng miệng đúng nhất để đảm bảo sức khỏe răng miệng và không gây tổn hại đến răng, nướu.

ÁP XE RĂNG UỐNG THUỐC GÌ? NÊN ĐIỀU TRỊ ÁP XE RĂNG TẠI NHÀ HAY ĐẾN NHA KHOA? ảnh 2

Những lưu ý về áp xe răng

+ Khi có dấu hiệu sưng, viêm, đau nhức, thậm chí mưng mủ bạn nên ngay lập tức đến nha khoa để được thăm khám và được lên phác đồ điều trị bệnh. Tránh để tình trạng nhiễm trùng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

+ Thường xuyên súc miệng nước muối ấm là cách để phòng bệnh, và cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

+ Sử dụng thuốc theo đơn, nghe theo lời khuyên của bác sĩ khi điều trị bệnh.

+ Thăm khám định kỳ, cạo vôi răng 3 – 6 tháng.

ĐIỀU TRỊ ÁP XE RĂNG TẠI NHA KHOA UY TÍN HẢI PHÒNG

Có thể thấy rằng, câu hỏi “áp xe răng uống thuốc gì?” đã không quan trọng bằng việc tìm một nha khoa uy tín để điều trị áp xe răng. Nha khoa hoàn mỹ tại hải phòng chính là địa điểm đáng tin cậy được khách hàng đáng giá cao và các chuyên gia hàng đầu khuyên bạn nên lựa chọn.

Nha khoa hoàn mỹ có cơ sở vật chất hiện đại, mang phong cách Châu Âu, với các thiết bị được vô trùng, tiệt trùng đảm bảo đạt chuẩn Bộ Y Tế.

Phác đồ điều trị khoa học, đạt chuẩn nha khoa, đảm bảo uy tín, an toàn, và ứng dụng công nghệ mới nhất, hiệu quả nhất.

Đội ngũ nha sĩ chuyên nghiệp, tận tâm, dày dạn kinh nghiệm và có tay nghề cao. Hỗ trợ điều trị dứt điểm các bênh lý nha khoa và các biến chứng của nó, đặc biệt là áp xe răng.

Như vậy, có thể thấy rằng áp xe răng uống thuốc gì không còn là nỗi lo quá lớn. Áp xe răng tuy có nguy hiểm nhưng nếu bạn phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không còn nguy hiểm đến tính mạng. Điều quan trọng nhất là bạn tìm cho mình nơi đáng tin cậy nhất để điều trị dứt điểm không gây biến chứng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


Bảo mật thông tin

Ngày đăng: 30-05-2018 | Admin

Tại Nha Khoa Hoàn Mỹ, thông tin về bệnh nhân luôn được giữ kín tuyệt đối, không để lộ bất cứ thông tin nào về khách hàng nếu chưa được sự đồng ý cung cấp thông tin từ phía khách hàng

Giải đáp những thắc mắc khi lấy cao răng ở Hải Phòng

Ngày đăng: 20-05-2019 |

Lấy cao răng tại Hải Phòng hiện nay đã không còn xa lạ với hầu hết người dân. Nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý 1 số vấn đề sau nếu muốn răng bền đẹp hơn sau khi thực hiện.

Làm răng sứ thẩm mỹ tại Hải Phòng ở đâu đẹp nhất?

Ngày đăng: 22-05-2019 |

Bạn đang tìm một phòng khám răng Hải Phòng chuyên làm răng sứ thẩm mỹ đẹp và uy tín? Nhưng giữa nhiều địa chỉ nha khoa trên đại bàn đâu mới là nơi bạn nên "chọn mặt gửi vàng"?

Phòng khám nha khoa uy tín nhất Hải Phòng

Ngày đăng: 24-05-2019 |

Bạn đang muốn tìm 1 phòng khám răng uy tín tại Hải Phòng nhưng giữa rất nhiều nha khoa trên địa bàn thành phố đâu mới là nơi tốt nhất?

BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Ngày đăng: 28-05-2019 |

90% trẻ em bị sâu răng trong độ tuổi 3-15. Tình trạng này trở thành vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh sâu răng ở trẻ để biết cách phòng tránh và bảo vệ hàm răng cho con yêu nhé.