Kích thước và các loại dây cung trong niềng răng

Ngày đăng: 10-10-2019 |

Dây cung niềng răng là khí cụ quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả chỉnh nha nếu bạn lựa chọn thực hiện niềng răng mắc cài. Vậy có những loại dây cung trong niềng răng nào và khi nào cần thay dây cung chỉnh nha? Hãy cùng Nha khoa Hoàn Mỹ tìm hiểu qua bài viết sau!

I – Tìm hiểu về dây cung niềng răng

1. Dây cung niềng răng là gì? 

Dây cung niềng răng là khí cụ quan trọng trong phương pháp niềng răng mắc cài phổ biến. Dây cung thường dài và mảnh, được gắn cố định với mắc cài trên thân răng.

Các bác sĩ sẽ tác động lực kéo lên những dây này để điều chỉnh răng dần về vị trí như ý.

Dây cung niềng răng

Dây cung niềng răng là khí cụ quan trọng để chỉnh nha mắc cài.

Khi thực hiện chỉnh nha cho khách hàng, sau khi gắn mắc cài chắc chắn lên thân răng, các bác sĩ sẽ đặt những chiếc dây cung này vào rãnh giữa mắc cài rồi sử dụng dây thun để cố định. Nếu bạn chọn phương pháp niềng răng bằng mắc cài tự buộc, dây cung sẽ tự động trượt giữa rãnh mắc cài.

>> Xem thêm NIỀNG RẰNG TẠI HẢI PHÒNG GIÁ BAO NHIÊU?

2. Tác dụng của dây cung trong niềng răng

Các dây cung này sẽ xiết chặt lấy thân răng, từ đó, dưới sự tác động lực của bác sĩ, chúng sẽ điều chỉnh răng dần về vị trí chính xác theo phác đồ của bác sĩ. Bởi vậy, đây là khí cụ quan trọng, quyết định lớn đến hiệu quả chỉnh nha.

3. Các loại dây cung trong niềng răng

Ngày nay, có nhiều loại dây cung được sử dụng trong khi niềng răng, mỗi loại lại có một đặc tính riêng, phù hợp với tình trạng và nhu cầu của từng khách hàng khi thực hiện chỉnh nha:

Loại 1: Dây cung niềng răng thép không gỉ

Hiện nay, đa số khách hàng lựa chọn dây cung được thiết kế từ vật liệu thép không gỉ (Nickel – Titanium) để thực hiện chỉnh nha.

Một số loại dây cung thép trên thị trường được các bác sĩ nha khoa ứng dụng có thể kể đến như: dây cung chỉnh nha Niti, dây Therma-Ti®, dây Stainless Steel,…

Các loại dây cung niềng răng

Dây cung niềng răng từ thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Các loại dây cung niềng răng này tuy đến từ nhiều thương hiệu khác nhau nhưng đều có chung những đặc điểm của dây thép không gỉ như:

  • Vật liệu thép không gỉ lành tính, an toàn, có thể tồn tại lâu bền trong môi trường khoang miệng mà không gây kích ứng môi, nướu.
  • Nhỏ gọn, di chuyển linh hoạt giữa các rãnh mắc cài, đảm bảo thời gian chỉnh nha đúng như dự kiến.
  • Bền chắc, tạo lực tác động ổn định, kéo các răng về vị trí như ý theo đúng phác đồ của bác sĩ.
  • Chi phí thấp do thép không gỉ là vật liệu phổ biến, dễ kiếm, giá thành không cao.
  • Tuy nhiên, dây cung thép không gỉ có nhược điểm màu xám, nổi bật trên nền răng trắng, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của khách hàng trong thời kỳ chỉnh nha.

Loại 2: Dây cung niềng sứ

Đây là loại dây cung cải tiến từ dây thép không gỉ thông thường. Cũng sử dụng vật liệu thép không gỉ, nhưng loại dây này sẽ được phủ thêm một lớp sứ trong suốt ra bên ngoài, giúp dây cung có màu trắng, tương tự như răng thật. Dây cung niềng răng sứ được khá nhiều người lựa chọn hiện nay bởi:

Dây cung niềng răng sứ

Dây cung niềng răng sứ đem lại tính thẩm mỹ cao cho khách hàng.

  • Tính thẩm mỹ cao, bởi dây cung có màu trắng, không bị lộ. Khi kết hợp cùng mắc cài sứ, bạn có thể tự tin cười, nói, giao tiếp trong thời kỳ chỉnh nha mà không lo mất thẩm mỹ.
  • Vật liệu sứ lành tính, không bị thay đổi tính chất trong môi trường khoang miệng, không gây kích ứng môi, nướu.
  • Lực tác động tốt do về bản chất, phần lõi dây vẫn được thiết kế từ thép không gỉ, không dễ bị đứt, gãy, làm ảnh hưởng quá trình niềng răng.

Tuy nhiên, loại dây cung này có nhược điểm cộm vướng hơn so với dây thép không gỉ do được phủ thêm một lớp sứ bên ngoài.

Đồng thời, chi phí cho dây cung sứ cũng sẽ cao hơn so với dây cung niềng răng thép không dỉ do vật liệu sứ có giá thành khá cao.

4. Kích thước dây cung niềng răng

Kích thước dây cung niềng răng sẽ phụ thuộc vào từng loại dây cung và giai đoạn chỉnh nha với các mục đích khác nhau:

  • Dây tròn được áp dụng với giai đoạn đầu chỉnh nha có kích thước mặt cắt là: 0.012, 0.014, 0.016, 0.018 (inches)
  • Dây cung vuông niềng răng kích thước mặt cắt là: 0.016×0.016; 0.016×0.022; 0.017×0.022; 0.017×0.025; 0.018×0.022; 0.018×0.025; 0.019×0.025 (inches).

II – Bung, đứt dây cung niềng răng phải làm sao?

Hiện tượng dây cung bị đứt trong quá trình chỉnh nha là điều khá nhiều người gặp phải nếu ăn đồ quá cứng, dai hoặc khách hàng mắc phải những tật xấu như nghiến răng, cắn móng tay, đánh răng quá mạnh… Khi dây cung niềng răng bị đứt, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thay dây nhanh chóng bởi:

  • Dây cung bị đứt hoặc bung không được gắp ra khỏi khoang miệng sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, đồng thời đâm vào các mô mềm, gây chảy máu, lở loét, viêm nhiễm, đau đớn.
  • Trong thời kỳ chỉnh nha, các răng sẽ trở nên yếu, hơn. Khi bị đứt dây cung niềng răng, các răng không còn chịu lực cố định của dây cung sẽ dễ dàng di chuyển, lệch lạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả chỉnh nha.

Đứt dây cung niềng răng

Đứt dây cung niềng răng có thể gây nguy hiểm.

Do đó, để giữ dây cung cố định, không bị đứt, bạn nên tránh ăn đồ dai, cứng, loại bỏ những thói quen xấu có thể khiến dây cung đứt và thăm khám thường xuyên để được các bác sĩ điều chỉnh dây cung, lực tác động đúng quy trình.

Sau khi đứt dây cung niềng răng, bạn cần giữ nguyên dây cung không cho chúng trôi khỏi miệng. Sau đó, nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám, thay thế dây cung mới để không ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

Với trường hợp bị bung dây cung niềng răng, bạn cần sử dụng sáp nha khoa để giữ cố định dây cung và đến nha khoa để được gắn lại dây cung.

III – Bao lâu cần thay dây cung niềng răng một lần?

Tùy theo phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ thay dây cung phù hợp theo từng giai đoạn dịch chuyển của răng, cụ thể:

  • Thời kỳ đầu: Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đi dây cung có hình dạng tròn, tính đàn hồi cao để các răng sắp xếp thẳng hàng theo hình dạng của dây.
  • Sau 1 tháng chỉnh nha: Các bác sĩ sẽ thay dây cung niềng răng tròn bằng dây hình chữ nhật để điều chỉnh từng răng cho thẳng, đều, khít hơn.

Thay dây cung niềng răng

Thời gian thay dây cung niềng răng tùy thuộc vào tiến độ điều trị của từng ca.

Để tiến trình niềng răng diễn ra nhanh chóng, đúng hướng, bạn nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha để có sự điều chỉnh, thay dây kịp thời theo từng giai đoạn.

Bao lâu cần thay dây cung niềng răng sẽ phụ thuộc vào mức độ dịch chuyển của hàm răng và kế hoạch điều trị tốt. Nếu khả năng dịch chuyển răng nhanh và cần lực tác động mạnh, bạn cần thay dây cung thường xuyên hơn.

Thông thường, bác sĩ sẽ gọi bạn đến thay dây cung niềng răng 1 – 2 tháng/lần với loại dây cung kích thước lớn hơn.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dây cung niềng răng cũng như các khí cụ chỉnh nha khác, vui lòng liên hệ hotline 0919.067.055 các chuyên gia Nha khoa Hoàn Mỹ - Nha khoa chất lượng ở Hải Phòng luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


Bảo mật thông tin

Ngày đăng: 30-05-2018 | Admin

Tại Nha Khoa Hoàn Mỹ, thông tin về bệnh nhân luôn được giữ kín tuyệt đối, không để lộ bất cứ thông tin nào về khách hàng nếu chưa được sự đồng ý cung cấp thông tin từ phía khách hàng

Giải đáp những thắc mắc khi lấy cao răng ở Hải Phòng

Ngày đăng: 20-05-2019 |

Lấy cao răng tại Hải Phòng hiện nay đã không còn xa lạ với hầu hết người dân. Nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý 1 số vấn đề sau nếu muốn răng bền đẹp hơn sau khi thực hiện.

Làm răng sứ thẩm mỹ tại Hải Phòng ở đâu đẹp nhất?

Ngày đăng: 22-05-2019 |

Bạn đang tìm một phòng khám răng Hải Phòng chuyên làm răng sứ thẩm mỹ đẹp và uy tín? Nhưng giữa nhiều địa chỉ nha khoa trên đại bàn đâu mới là nơi bạn nên "chọn mặt gửi vàng"?

Phòng khám nha khoa uy tín nhất Hải Phòng

Ngày đăng: 24-05-2019 |

Bạn đang muốn tìm 1 phòng khám răng uy tín tại Hải Phòng nhưng giữa rất nhiều nha khoa trên địa bàn thành phố đâu mới là nơi tốt nhất?

BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Ngày đăng: 28-05-2019 |

90% trẻ em bị sâu răng trong độ tuổi 3-15. Tình trạng này trở thành vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh sâu răng ở trẻ để biết cách phòng tránh và bảo vệ hàm răng cho con yêu nhé.